“Nhận diện” viêm đường hô hấp trên ở trẻ nhỏ

Viêm đường hô hấp trên rất dễ xảy ra với trẻ nhỏ. Trung bình, mỗi bé có thể gặp tình trạng này từ 5 đến 8 lần trong 1 năm và dễ mắc bệnh trong mùa lạnh hoặc khi thời tiết chuyển mùa

 Viêm đường hô hấp trên là tập hợp của nhiều bệnh khác nhau ở trẻ nhỏ như viêm mũi, họng, viêm thanh quản, viêm VA, cảm lạnh… Những bệnh này thường không nghiêm trọng và bố mẹ có thể chăm sóc bé tại nhà. Tuy vậy, không thiếu những trường hợp bệnh lan xuống đường hô hấp dưới hay chuyển sang mãn tính và bé cần được điều trị tại các trung tâm y tế.

Làm thế nào để xác định bé bị viêm đường hô hấp trên?

Một số biểu hiện dưới đây sẽ giúp bố mẹ nhận ra tình trạng viêm đường hô hấp trên của bé.

  • Sổ mũi hay nghẹt mũi
  • Ho và hắt hơi
  • Đau họng, khàn tiếng
  • Mắt đỏ, ngứa, mọng nước
  • Mệt mỏi và cáu kỉnh
  • Ớn lạnh và sốt từ 1 đến 3 ngày
  • Đau đầu, đau mình, đau cơ

Những biểu hiện trên có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc kết hợp. Chẳng hạn, nếu bé chỉ bị bệnh nhẹ, triệu chứng chỉ đơn thuần là sổ mũi, nghẹt mũi. Nếu bé đã bị sốt, đó thường là dấu hiệu bệnh đã nặng hơn và hệ miễn dịch đang tích cực làm việc để tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh.

Viêm đường hô hấp trên khiến bé khó chịu, mệt mỏi và hay quấy khóc

Khi nào bé dễ bị viêm đường hô hấp trên nhất?

Thời tiết trở lạnh là điều kiện lý tưởng nhất để các bệnh đường hô hấp bùng phát. Nhưng thế không có nghĩa là bé không bị viêm đường hô hấp trên trong mùa nóng. Sinh sống trong vùng có bầu không khí ô nhiễm cũng khiến nguy cơ mắc các bệnh hô hấp của bé cao hơn. Đặc biệt, đường hô hấp trên là bộ phận đầu tiên trực tiếp tiếp xúc và xử lý luồng không khí ô nhiễm này sẽ dễ bị viêm nhiễm.

Đôi khi, bệnh đến từ chính thói quen sinh hoạt của gia đình, chẳng hạn như mở điều hòa nhiệt độ quá lạnh, để quạt thổi thẳng vào mặt hay người bé… Những thói quen tưởng chừng vô hại này có thể ảnh hưởng không tốt đến hệ hô hấp của bé.

Máy lạnh và trẻ sơ sinh Với sức đề kháng còn yếu ớt, trẻ sơ sinh dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài. Ngay cả việc sử dụng máy lạnh cũng khiến mẹ phải băn khoăn cân nhắc. Có thể mẹ đã từng được nghe ở đâu đó rằng máy lạnh không tốt cho bé. Thực hư ra sao?

Ngoài ra, bé cũng dễ bị viêm đường hô hấp trên nếu tiếp xúc với người bệnh. Bé có thể hít phải những giọt nước bọt, nước mũi li ti trong không khí sau khi người bệnh ho, hắt hơi hay cười lớn. Đó cũng là lý do các bé đã đi nhà trẻ, mẫu giáo dễ bị lây bệnh hơn những bé sơ sinh hay trẻ nhỏ đang còn chưa đi học.

Một sự thật khác là những bé chưa được tập thói quen rửa tay thường có nguy cơ bị bệnh cao hơn, vì vi khuẩn, virus gây bệnh có thể bám vào vật dụng trong nhà như chén đũa, tay nắm cửa, ghế ăn của bé…

Bé bị viêm đường hô hấp trên cần được chăm sóc như thế nào?

Thông thường, sau 5 đến 7 ngày, bệnh sẽ lui dần, sau đó, các bệnh đường hô hấp trên sẽ giảm dần và biến mất trong từ 5 đến 7 ngày nữa, tức là cần khoảng 2 tuần từ khi phát bệnh đến khi khỏi bệnh. Trong phần lớn trường hợp, các bé không cần phải dùng bất kỳ loại thuốc nào. Nếu bé bị sốt, bố mẹ cần nhớ cho bé uống nhiều nước, lau mát, mặc ít quần áo và có thể sử dụng thêm thuốc hạ sốt dành riêng cho trẻ em.

Khi bị bệnh đường hô hấp trên, bé cũng ăn không ngon, đờm dãi tích tụ nhiều trong họng, và trôi xuống thực quản dễ khiến bé bị buồn nôn, nôn. Trong thời gian này, bố mẹ nên chuẩn bị cho con những món ăn lỏng, dễ nuốt như cháo, súp… Thêm vào đó, hãy cho bé ăn từng ít một. Nhiều bé hầu như không ăn gì trong những ngày bệnh nhưng vẫn uống sữa. Hãy cố gắng kiên nhẫn và bình tĩnh, tuy bé bị sụt cân nhiều nhưng sau khi khỏi bệnh, cơ thể sẽ tự có nhu cầu bù đắp năng lượng và bố mẹ sẽ thấy bé ăn nhiều hơn trước đây.

Có nên ngừng ăn dặm vì bé bị ốm? Việc cho bé làm quen với thực phẩm dạng đặc thường không dễ dàng như nhiều mẹ vẫn hình dung. Đặc biệt, với những trường hợp khi bé bị sốt hay bị bệnh nói chung thì mẹ rất dễ đưa ra quyết định tạm ngừng ăn dặm. Điều này có cần thiết hay không?

Trong thời gian bé bệnh, tránh để không khí trong phòng bé quá khô. Bạn có thể mở máy lạnh, nhưng nên mở hé cửa sổ hoặc sử dụng máy tạo độ ẩm. Không nên để quạt thổi vào mũi, miệng, cổ bé.

Khi chăm sóc bé, bố mẹ cũng cần theo dõi những triệu chứng để kịp thời xử lý khi bệnh trở nặng, chẳng hạn như hiện tượng thở khò khè, thở rít, co rút lồng ngực, ho dữ dội thường gây ra do bệnh đã ảnh hưởng đến đường hô hấp dưới và gây viêm tiểu phế quản, phế quản hoặc phổi.

Thuốc nào có thể dùng khi bé bị viêm đường hô hấp trên? 

Một số loại thuốc có thể dùng để giảm đau, hạ sốt cho bé trong trường hợp cần thiết:

-Acetaminophen (paracetamol): Có mặt trong các loại thuốc giảm đau, hạ sốt phổ biến như Efferalgan, Hapacol… Bố mẹ cần mua đúng loại cho trẻ em và dùng liều đúng với cân nặng của bé.

-Ibuprofen: Là một loại thuốc kháng viêm phổ biến, ngoài tác dụng kháng viêm còn giúp giảm đau, sưng và hạ sốt.

Bố mẹ nên lưu ý, thuốc ho và kháng sinh chỉ dùng khi được bác sỹ kê toakể cả các loại siro ho thảo  dược.

-GH-

admin
Bạn muốn bình luận?

Leave a reply

Bảo hiểm 24G
Logo
Enable registration in settings - general
Shopping cart